Theo chia sẻ của ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) với báo chí, bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề. Đồng thời, bảng lương làm việc trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp. Ngành giáo dục không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác, nhưng định vị các bậc lương theo thực tiễn trình độ đào tạo đã được nâng lên theo chuẩn yêu cầu.
Nhiều giáo viên đã tự chủ động học Liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội để nâng cao trình kiến thưc chuyên môn nghiệp vụ, họ tự chủ lo kinh phí, sắp xếp công việc công việc hợp lý để có thể tham gia học tập.
“Đây cũng là căn cứ để khởi đầu cho bậc lương ở bậc mầm non, tiểu học, THCS. Theo một cách logic, như vậy mức lương đã được nâng lên so với hiện nay”, ông Minh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho biết thêm, tới đây không còn phụ cấp thâm niên nữa – phụ cấp này đang là một bức tranh phân cấp giữa người mới vào ngành và người lâu năm. Khi bỏ phụ cấp thâm niên, có thể phân hóa về mặt phụ cấp giữa người mới vào và người lâu năm sẽ không còn hoặc được rút ngắn thông qua cơ cấu của phụ cấp ưu đãi. Điều này không làm ảnh hưởng đến lương của người làm lâu năm nhưng những người mới vào với lộ trình 10 năm đầu sẽ được đẩy lên tương đối. Rút ngắn đó cũng mang tính logic, hợp lý.
Về tổng thể, có thể đều cùng được nâng lên nhưng khoảng cách giữa lương của người mới vào ngành và người lâu năm sẽ giải quyết một số bất cập đang hiện hữu. Như vậy, điều này sẽ làm cho khoảng cách đó cơ bản được rút ngắn và cũng phù hợp với các thực tiễn mong đợi là lương trả theo tính chất phức tạp và vị trí nghề nghiệp.
Trong tổng cơ cấu phụ cấp đó, trong nội bộ của ngành, không phải tất cả đều được mức 30% mà có xê dịch, tính toán theo tính chất công việc của các cấp, các nhóm theo hạng chức danh. Nhưng cơ cấu phụ cấp ấy sẽ không bị “giãn” như trước nay là hoàn toàn chỉ theo độ tuổi (thâm niên) mà sẽ phân định theo mức phức tạp của các đối tượng trong cùng một cấp và của các cấp khác nhau. Như vậy, đảm bảo không bất cập theo kiểu cứ tuổi cao là phụ cấp cao, khác biệt so với người mới vào như trước đây.
Ông Minh cũng cho biết, sẽ có khái niệm một lượng tiền ứng với khởi động ban đầu, nhân với các hệ số. Đặc biệt là mầm non, tiểu học và THCS sẽ được nâng lên, đặc biệt với những giáo viên mới vào ngành.
Đối với phụ cấp ưu đãi, Bộ đang xây dựng và bảo vệ quan điểm đối với ngành giáo dục được tối đa là 30%. Tới đây không còn phụ cấp thâm niên, do đó Bộ sẽ phân tích tính chất phức tạp, đặc thù của ngành để bảo vệ quan điểm được phụ cấp cao nhất các cấp độ.
Ngoài bậc lương thì tất cả các phụ cấp khác sẽ theo đúng giá trị giáo viên mang lại cho xã hội. Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất, chứ không có nghĩa cứ nhiều tuổi hơn thì phụ cấp được nhiều hơn.
“Hiện chúng tôi đã xây dựng xong dự thảo và đang trong quá trình tiếp tục chỉnh sửa để chuẩn bị trình lên Thủ tướng vào tháng 9 này”, ông Minh nói.
Theo chương trình mới thì một tuần hoặc 1 ngày hay 1 buổi, mỗi giáo viên phải làm bao nhiêu thời gian, quy đổi theo số giờ làm việc theo quy định của nhà nước thì sẽ ra bao nhiêu tiết thực phải đứng lớp và bao nhiêu tiết chuẩn bị. Từ đó ra được số người cần cho một lớp và thay đổi định mức. Sau đó, so với thực tế cũ nếu thiếu thì phải tuyển thêm, thừa thì phải tinh giảm. Những điều này đều đi theo tính toán lao động và định mức trên đối tượng lớp học hay nhóm trẻ. Đề tài nghiên cứu này sẽ nghiệm thu vào cuối năm nay.
Tức là không phải thêm việc thì thêm lương mà sẽ tuyển thêm người, còn giảm việc thì tinh giản. Còn lương tính theo tính chất phức tạp, trình độ đào tạo gắn với các tiêu chuẩn, ngạch, hạng.
Chỉ có trong trường hợp không đủ người, giáo viên phải cáng đáng thêm, làm thêm một chút thời gian thì có thể được trả thêm lương thừa giờ. Việc này sẽ theo quy định trả lương thừa giờ để bù đắp chuyện làm thêm việc chứ không phải là lương của giáo viên được tăng.