Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2018. Để đi vào cuộc sống, việc tập huấn cần tạo ra cuộc cách mạng trong đổi mới giáo dục, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ bộ, ngành, sở và hệ thống chính trị. Và nhân tố quyết định thành công của chương trình là đội ngũ giáo viên. Vậy giáo viên cần chuẩn bị gì cho chương trình giáo dục phổ thông mới?
Lộ trình triển khai của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là: năm học 2020-2021 tới sẽ áp dụng chương trình mới cho tất cả học sinh lớp 1; năm học 2021-2022, chương trình sẽ áp dụng cho lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023, chương trình áp dụng cho lớp 3,7,10 và cuốn chiếu; năm học 2024-2025, các lớp sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước những thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông giáo viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Mỗi giáo viên cần chủ động đọc- tìm hiểu một cách thấu đáo chương trình môn học, nhất là đối với môn học, cấp học của mình đã được Bộ thông qua bởi đó là nội dung cơ bản nhất mà mình sẽ đảm nhận trong giảng dạy.
Thứ hai: Mỗi giáo viên phải luôn xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới và thúc đẩy việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thành công.
Muốn vậy, mỗi giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Làm chủ được kiến thức môn học mà mình sẽ dạy, nhất là đối với 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở.
Thứ ba: Trong mỗi đợt tập huấn tới đây, giáo viên cần chủ động lĩnh hội, học hỏi những cái mới. Những gì chưa thấu đáo cần mạnh dạn trao đổi, chia sẻ. Ngoài ra, cần thường xuyên cập nhật những thông tin, những bài bồi dưỡng trên các website của Bộ, của Sở và các trang chuyên đề của ngành để trang bị kiến thức cho mình.
Hiện tại tỉ lệ giáo viên trên cả nước đạt 1,4 giáo viên/lớp, trong khi theo quy định là 1,5 giáo viên/lớp do phải xây dựng đề án vị trí việc làm để tuyển đủ giáo viên. Theo Luật Giáo dục sửa đổi mới thì chuẩn giáo viên sắp tới sẽ áp dụng phải là trình độ đại học. Hiện, theo thống kê đánh giá trên 60% số giáo viên hiện nay có trình độ đào tạo đại học trở lên. Đối với các trường hợp GV có trình độ trung cấp, cao đẳng có thể nâng cao trình độ thông qua các lớp học liên thông sư phạm và các trường cần tạo điều kiện để giáo viên có thể vừa công tác vừa học để nâng cao năng năng lực nghề nghiệp cũng như nhu cầu đổi mới của nền giáo dục nước ta.