Bạn đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh của ngành Quản trị du lịch và lữ hành? Bạn đang quan tâm đến vấn đề ngành Quản trị du lịch và lữ hành lấy bao nhiêu điểm? Cùng tham khảo ngay bài viết sau.
Thông tin tuyển sinh Quản trị du lịch và lữ hành
Quản trị dịch vụ và lữ hành là một ngành đào tạo cả tư duy quản trị và kỹ năng làm việc ngành du lịch. Đó chính là sức hút của ngành học này khi nó vừa có chiều sâu mà cũng không kém phần thú vị. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn theo đuổi Quản trị du lịch và lữ hành thì dưới đây là những thông tin tuyển sinh cơ bản bạn cần biết.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành đào tạo ở những hệ nào?
Là một ngành định hướng đào tạo cả về quản trị và nghiệp vụ du lịch nên ngành Quản trị du lịch và lữ hành rất chú trọng chất lượng đào tạo. Ban đầu, ngành học này được đào tạo chính tại hệ đại học trở lên dựa trên nền tảng kiến thức nhóm ngành du lịch có sẵn. Tuy nhiên, với tính chất công việc yêu cầu nhiều nghiệp vụ, kỹ năng du lịch, vậy nên nó dần được mở rộng sang đào tạo ở các hệ cao đẳng chuyên nghiệp.
Như vậy, với các hệ đào tạo chính quy, học sinh – sinh viên có thể lựa chọn hệ cao đẳng, đại học hoặc các hệ cao hơn để học tập và nghiên cứu.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành xét tuyển những khối nào?
Nhóm ngành Du lịch thường xét tuyển đa dạng khối thi, thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với khả năng để có nhiều cơ hội thành công hơn. Cụ thể, với ngành Quản trị du lịch và lữ hành, chúng ta có những khối xét tuyển sau:
– Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
– Khối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
– Khối C00: Văn, Sử, Địa.
– Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.
– Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
– Khối D07: Toán, Hóa, Anh.
– Khối D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh.
– Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
– Khối D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh.
– Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
– Khối D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
– Khối D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.
– Khối D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
– Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
– Khối D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh.
Các phương thức tuyển sinh
Tương tự như rất nhiều ngành học khác, ngành Quản trị du lịch và lữ hành ở các trường được xét tuyển với 2 phương thức chính là: thi THPTQG và xét học bạ.
Với phương thức xét điểm thi THPTQG, đây là phương thức được các trường đại học sử dụng phổ biến hơn cả. Gần như tất cả các trường đại học chính quy đều dùng phương thức này. Còn các trường đại học dân lập và các trường cao đẳng thì lại chọn xét học bạ là chính.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành lấy bao nhiêu điểm?
Điểm xét tuyển ngành Quản trị du lịch và lữ hành sẽ dao động tùy theo năm học, thường không cố định dù là hệ cao đẳng hay đại học. Nếu kỳ thi THPTQG biến động điểm theo đề thi, thì hệ cao đẳng xét học bạ cũng không cố định điểm, tùy thuộc vào sự quan tâm của thí sinh với ngành học theo từng năm.
Dựa vào kết quả tuyển sinh của những năm trước thì điểm sàn của ngành Quản trị du lịch và lữ hành sẽ dao động từ 16 – 27 điểm ở tất cả các hệ. Với hệ cao đẳng xét học bạ thì điều kiện tối thiểu để xét tuyển ở một số trường là tổng điểm tổng kết 3 năm học trên 16,5 điểm. Và tiêu chí này cũng đã được duy trì nhiều năm liền.
Các trường đào tạo ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Các trường khu vực miền Bắc
– Đại học Hà Nội
– ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
– Đại học Công nghiệp Hà Nội
– Đại học Mở Hà Nội
– Đại học Thương mại
– Đại học Kinh tế Quốc dân
– Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
– Đại học Đông Đô
– Đại học Phương Đông
– Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
– Đại Học Hùng Vương
– Đại học Văn hóa Hà Nội
– Đại học Thủ đô Hà Nội
– Đại học Hòa Bình
– Đại học Thăng Long
– Học viện Phụ nữ Việt Nam
– Đại học Lâm nghiệp
– Đại học Phương Đông
– Đại học Đại Nam
– Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
– Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
– Đại Học Hạ Long
– Đại Học Hải Dương
– Đại học Nông lâm Bắc Giang
– Đại Học Tân Trào
– Đại Học Kinh Bắc
– Cao đẳng Du lịch Hà Nội
– Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
– Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
Các trường khu vực miền Trung:
– Đại học Dân lập Duy Tân
– Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
– Khoa Du lịch – ĐH Huế
– Đại Học Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
– Đại học Hà Tĩnh
– Đại học Đà Lạt
– Đại học Quy Nhơn
– Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt
– Đại học Phan Thiết
– Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
– Đại học Đông Á
– Đại học Khánh Hòa
– Đại học Nha Trang
– Cao Đẳng Tư Thục Phương Đông Đà Nẵng
– Cao Đẳng Lương Thực Thực Phẩm
– Cao Đẳng Thương Mại
Các trường khu vực Miền Nam:
– Đại học Kinh tế TP. HCM
– Đại học Tài chính – Marketing
– Đại học Công nghiệp TP. HCM
– Đại học Văn hóa TP. HCM
– Đại học Công nghệ TP. HCM
– Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
– Đại học Hùng Vương TP. HCM
– Đại Học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
– Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
– Đại học Quốc tế Hồng Bàng
– Đại học Văn Hiến
– Đại học Dân Lập Văn Lang
– Đại học Hoa Sen
– Đại Học Gia Định
– Đại học Văn Lang
– Đại học Cần Thơ
– Đại học Văn hóa TP.HCM
– Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
– Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2
– Đại học Trà Vinh
– Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
– Đại học Đồng Nai
– Đại học Dân lập Cửu Long
– Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
– Đại học Nam Cần Thơ
– Đại học Tây Đô
– Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
– Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP.HCM
Học Quản trị du lịch và lữ hành ở đâu tốt?
Với nhóm ngành Du lịch, hiện nay, hệ đào tạo cao đẳng đang rất được quan tâm. Một phần vì hệ cao đẳng học thực hành nhiều hơn và thiên về nghiệp vụ. Một phần khác là vì các giáo trình lý thuyết ở hệ cao đẳng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo nền tảng vững cho sinh viên trước khi bước vào chương trình thực hành.
Đó cũng chính là những cam kết đến từ trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Bên cạnh đó, trường còn xây dựng tổ hợp khối ngành cho Khoa Du lịch, mục đích là để phát triển hệ sinh thái đào tạo du lịch toàn diện, mở rộng hơn cơ hội cho sinh viên khi bước vào thị trường lao động. Cùng với ngành Quản trị du lịch và lữ hành, trường sẽ đồng thời thúc đẩy các ngành nghiệp vụ như Điều hành tour, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch.
Cuối cùng, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội luôn cố gắng xây dựng chuẩn đầu ra chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhân lực của thị trường hiện nay.
Trên đây là bài viết về thông tin tuyển sinh ngành Quản trị du lịch và lữ hành như ngành Quản trị du lịch và lữ hành lấy bao nhiêu điểm, xét tuyển khối nào, trường nào đào tạo. Sinh viên quan tâm có thể tham khảo các bài viết tại trang web của tintuyensinh365 để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.