Mục lục nội dung
Ngành Logistics đang và đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh bởi sự phát triển của chuỗi cung ứng trong vận hành hàng hóa cùng nhu cầu nhân lực có khả năng quản trị. Ngành Logistics là gì, học những gì và mang đến triển vọng việc làm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ngành Logistics tiếp tục “lên ngôi” trong thời điểm chuyển đổi công nghệ số
Ngành Logisitcs có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40% mỗi năm. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 1500 doanh nghiệp có mảng hoạt động Logistic. Trong đó, riêng tại Hà Nội có khoảng 500 – 700 nghìn đơn vị. Sự phát triển nóng của dịch vụ vận chuyển, cung ứng này đã làm cho nguồn nhân lực ngành Logistics luôn trong tình trạng thiếu cần bổ sung gấp nguồn nhân lực.
Ngành học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?
Ngành học Logistics tên đầy đủ là Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng. Logistics hay chuỗi cung ứng được hiểu đơn giản là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan,…, nhằm đạt được mục đích đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh, an toàn và tiết kiệm nhất về chi phí.
Quản lý Logistics hay quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động: Lập kế hoạch, quản lý thu mua và mọi hoạt động trong chuỗi Logistics.
Ngành logistics học gì ?
Với ngành học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên được tiếp cận bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh, để từ đó tham mưu, giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất và cung ứng.
Cụ thể, ngành Logistics sẽ trang bị cho các bạn kiến thức từ cơ bản đến nâng cao như:
- Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình xây dựng hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được ký kết; Những điều khoản Incoterms trong quá trình giao dịch hàng hóa đối với người bán và người mua; Cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VNACCS.
- Vận tải Quốc tế: Những kiến thức vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, chuyên chở Container,… và cước phí vận tải mỗi loại hàng; Quá trình đóng gói, xếp dỡ hàng hóa; Quá trình lưu kho, lưu bãi.
- Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Những nội dung về bảo hiểm trong mua bán, vận chuyển hàng hóa; Công thức tính TTC ( Tổn thất chung), TTR (Tổn thất riêng) và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển.
- Thanh toán Quốc tế: Những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, kỳ phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư (L/C),…
- Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.
- Tiếng Anh chuyên ngành Logistics: Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế.
Ngành Logistics được đào tạo chính quy ở đâu?
Ngành Logistics hiện được được đào tạo phổ biến ở bậc đại học hoặc hệ cao đẳng logistics thuộc nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ. Trong đó, có thể điểm tên một số trường trọng điểm:
Khu vực miền Bắc :
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
Khu vực miền Nam :
- Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Tp.HCM
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
Tuyển sinh ngành Logistics tại Việt Nam
Mã ngành logistics
Ngành Logistics -và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Việt Nam được triển khai hàng năm với mã ngành cụ thể như sau:
- Hệ đại học: 7510605
- Hệ cao đẳng: 6340113
Tổ hợp bộ môn tuyển sinh
Logistic là một ngành học đặc thù, yêu cầu năng lực quản lý, giao tiếp và tư duy logic. Với ngành học này, hiện các trường đang tổ chức tuyển sinh với một số tổ hợp bộ môn:
- A00 (Toán – Vật Lý – Hóa học)
- A01 (Toán – Vật Lý – Tiếng Anh)
- D01 (Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh)
- D90 (Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh)
Ngành Logistics được tuyển sinh hàng năm với hình thức xét tuyển điểm kỳ thi THPT, xét tuyển học bạ, hoặc kết hợp cả hai.