Có nên chấm dứt đồng nhất giáo dục công dân giáo dục chính trị

Ngày 22/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”.

đổi mới đào tạo giáo viên giáo dục công dân
Hội thảo quốc gia do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức

Tham dự hội thảo là không chỉ là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục, giảng viên giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng mà còn có giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học giáo dục chính trị, giáo dục công dân tại các trường THCS, THCS. Hội thảo cấp bách không chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong giảng dạy và đào tạo giáo viên giáo dục công dân mà còn có nhiều ý kiến đề xuất nên chấm dứt việc đồng nhất Giáo dục công dân và Giáo dục chính trị.

Đào tạo giáo viên Giáo dục công dân nhiều hạn chế, bất cập

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên GDCD đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới” vừa được Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức, PGS.TS Đào Đức Doãn – Chủ biên Chương trình môn GDCD – cho rằng, trước yêu cầu của Chương trình GDPT mới, những hạn chế, bất cập của công tác đào tạo giáo viên GDCD càng bộc lộ rõ. Với những đổi mới trong mục tiêu của chương trình môn GDCD, chương trình đào tạo giáo viên GDCD ở các trường sư phạm cũng phải thay đổi; từ hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, sang hình thành phát triển phẩm chất và năng lực.

giáo viên giáo dục công dân
Trong xã hội hiện đại và hội nhập, Giáo viên Giáo dục công dân có vai trò quan trọng

Để giáo viên môn học có thể thực hiện được mục tiêu của chương trình môn GDCD mới, chương trình đào tạo giáo viên cần phải xác định được các mục tiêu đào tạo phù hợp.

Sinh viên sư phạm GDCD sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, phải vừa có những phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp đáp ứng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, vừa có những phẩm chất, năng lực đặc thù của người giáo viên GDCD. Những phẩm chất, năng lực đó cần được cụ thể hóa thành các yêu cầu tiêu chuẩn, làm căn cứ để xây dựng nội dung giáo dục.

Việc xây dựng mục tiêu của chương trình đào tạo giáo viên GDCD mới, theo PGS.TS Đào Đức Doãn, cần phải kế thừa mục tiêu của chương trình đào tạo giáo viên GDCD hiện hành, vì mục tiêu hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ không đối lập với mục tiêu hình thành, phát triển năng lực. Kiến thức, kĩ năng, thái độ là chất liệu để tạo thành năng lực. Mục tiêu năng lực là bước phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn của mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Sớm chấm dứt đồng nhất Giáo dục công dân với Giáo dục chính trị

Về đổi mới phương thức đào tạo, PGS.TS Đào Đức Doãn lưu ý: Mặc dù ở mỗi cấp học, môn học có tên gọi khác nhau, nhưng đều thống nhất trong một môn là GDCD. Trong Chương trình GDPT mới, lĩnh vực GDCD chỉ có một chương trình môn GDCD. Ở cấp tiểu học, các chương trình môn học đều do một giáo viên thực hiện, nên chương trình đào tạo giáo viên các môn học có thể nằm trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học. Ở cấp THCS, THPT, chương trình môn GDCD do giáo viên chuyên ngành GDCD đảm nhiệm nên chỉ thiết kế một chương trình đào tạo giáo viên GDCD. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này, giáo sinh vừa có thể dạy học môn GDCD ở THCS, vừa có thể dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở THPT.

Bên cạnh đó, cần sớm chấm dứt việc đồng nhất giáo dục công dân với giáo dục chính trị, hoặc sử dụng chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục chính trị để đào tạo giáo viên GDCD vẫn đang diễn ra ở nhiều trường sư phạm hiện nay. Đào tạo giáo viên GDCD có nhiệm vụ cung cấp giáo viên dạy môn GDCD cho các trường phổ thông. Đào tạo giáo viên giáo dục chính trị có nhiệm vụ cung cấp giảng viên các môn Lí luận chính trị cho các trường trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH.

5/5 - (1 vote)
Bài trướcLịch thi Liên thông ngành Giáo dục Đặc biệt
Bài sauLiên thông Giáo dục Đặc biệt Đại học Sư phạm Hà Nội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here