Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, giáo dục mầm non ở nước ta đang thiếu giáo viên trầm trọng, tới hơn 49.000. Cả nước có gần 10.000 phòng học tạm, học nhờ, 89 xã chưa có trường độc lập.
Tình trạng thiếu giáo viên gây áp lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều địa phương thiếu hơn 1.000 giáo viên mầm non như: Sơn La (3.355); Thái Bình (3.167); Thanh Hóa (2.877); Bình Dương (2.811); Gia Lai (2.572); Vĩnh Phúc (2.300); Nghệ An (1.939); Hải Dương (1.823); Đồng Nai (1.762); Hưng Yên (1.742); Bắc Ninh (1.479); Nam Định (1.169); Bắc Giang (1.019); Kiên Giang (1.008).
Tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp, điển hình như: Kiên Giang (1,47); An Giang (1,44); Gia Lai (1,4); Kon Tum (1,36); Trà Vinh (1,32).
Bộ GD-ĐT đã đề xuất bổ sung hơn 20.000 biên chế GVMN cho 14 địa phương tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Tiền Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kon Tum, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông.
Cũng theo số liệu thông kê, hiện nay, cả nước có 5.159 phòng học tạm, 3.789 phòng học nhờ, 89 xã chưa có trường mầm non độc lập.
Thanh Hóa, Hà Giang là hai tỉnh có cả lượng phòng học tạm và phòng học còn thiếu cho trẻ mầm non thuộc top đầu cả nước. Số phòng học tạm của Thanh Hóa là 862, số lượng phòng học thiếu là 948. Hà Giang có số phòng học tạm là 397, số phòng học thiếu là 384.
Một số tỉnh thiếu nhiều phòng học khác như: Cà Mau (859), Hải Dương (409), Sơn La (391).
Khánh Hòa – VietNamNet
Xét ở góc độ tuyển dụng việc làm, đây là cơ hội cho nhiều thí sinh tâm huyết với nghề giáo viên mầm non, có thể học Cao đẳng Sư phạm Mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương tại Hà Nội với chất lượng tốt nhất.
Sau khi tốt nghiệp giáo viên vẫn có thể vừa làm vừa học Liên thông Đại học Sư phạm để nâng chuẩn trình độ và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.