3 bất lợi khi chọn ngành nghề theo học không phù hợp

Thời đại kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì việc tìm được một việc làm phù hợp không hề là việc đơn giản. Phần nhiều may mắn, hoặc dựa vào mối quan hệ, nhưng chỉ số ít. Việc học ngành này ra làm ngành khác trở nên quá quen thuộc trong xã hội, thậm chí còn được “thả buông” mặc kệ.

Thích nghi với nhiều công việc khác nhau là rất tốt, nhưng liệu học sai ngành, làm trái nghề có mang đến bất lợi gì cho chúng ta hay không? Dưới đây là 3 yếu tố bất lợi phổ biến nhất khi bạn làm công việc không giống như những gì bạn được đào tạo ở trường Đại học.

1. Học ngành không phải đam mê của mình

Có lẽ vấn đề đầu tiên mà nhiều người phải công nhận chính là học sai ngành, làm trái nghề dễ khiến bạn dễ chán nản. Đối với những người phải học và làm trái ngành mình thích, đó không khác nào một cực hình.

Cảm thấy chán nản khi học hành
Cảm thấy chán nản khi học hành

Hầu như ai cũng có sở thích, đam mê của mình, nhưng khi chọn ngành học các bạn còn sợ sệt, không dám đi khác con đường mọi người vẫn đi. Các bạn chấp nhận đăng ký học theo ý nguyện của bố mẹ, theo nhóm bạn bè để “vào ĐH học cho vui”.

Có nhiều trường hợp sau khi vâng lời mẹ đã miễn cưỡng dành hết 6 năm học y khoa nhưng khi ra trường lại quyết định bỏ hết tất cả mọi thứ để đi theo tiếng gọi của niềm đam mê nhiếp ảnh, âm nhạc. Cũng có những bạn học Kế toán 4 năm trời ở trường Đại học lại ra trường quay lại học trung cấp mầm non vì muốn làm giáo viên.

2. Không phát huy được thế mạnh của bản thân

Cái hạn chế thứ hai của những người chọn sai ngành, làm trái nghề chính là không phát huy được năng lực của mình. “Thành công khi bạn kiên trì theo đuổi đam mê”, nhưng theo sao được khi trong bạn không hề có động lực, niềm vui trong học tập, làm việc.

Phát huy thế mạnh của bản thân với tất cả niềm đam mê
Phát huy thế mạnh của bản thân với tất cả niềm đam mê

Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu một cậu chuyên về thiết kế lại phải vùi đầu trong lớp sư phạm tiếng Anh, một chị nói năng cực kỳ tự tin, lưu loát thì lại phải trực đêm trong phòng mổ, anh chàng viết lách vô cùng hài hước, sáng tạo lại phải mày mò cả ngày trong phòng thí nghiệm hóa-sinh. Mỗi con người được Thượng đế ban cho những khả năng nhất định, liệu cứ tiếp tục học và làm những thứ không liên quan như vậy thì tài năng của họ sẽ còn bị vùi dập đến đâu?

3. Lãng phí tiền bạc, thời gian…

Nếu lỡ một ngày bạn chợt nhận ra cuộc sống của mình là những chuỗi ngày nhàm chán lặp đi lặp lại, rồi bạn quyết định đi theo con đường mình thích, đó cũng là lúc bạn nhận ra mình đã đánh mất mấy năm tuổi trẻ cho những điều vô bổ mất. Nếu làm một phép tính đơn giản cho 4 năm đại học thường, hay 6-7 năm đối với đại học y, rồi lại cần 2 đến 4 năm học lại nghề mình thích, ngoài số tiền rất lớn chúng ta phải bỏ ra cho việc học tập thì thời gian và cơ hội là thứ quý giá nhất bị mất mà không bao giờ quay lại.

Ngay bây giờ hãy trả lời câu hỏi “Bạn thực sự thích và muốn gì?” và hướng tới cho mình con đường đi phù hợp nhất, không cần học ĐH, học nghề, học trung cấp tiểu học hay trung cấp mầm non đều là con đường đi phù hợp nếu nó phục vụ tốt cho quá trình theo đuổi đam mê của bạn. Đừng để lúc ban nhận ra điều này thì đã lãng phí quá nhiều công sức, thời gian cho những điều bạn không hề muốn. 

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

 

5/5 - (1 vote)
Bài trước10 câu “thần chú” cần nói mỗi ngày
Bài sauCơ hội nào cho thí sinh có thứ hạng thấp khi đăng ký xét tuyển?