Theo Bộ Giáo dục, những địa phương hiện nay chưa bố trí đủ giáo viên theo định mức 1,5 giáo viên/ lớp thì tiến hành triển khai các đề án, kế hoạch tuyển dụng.
Liên quan đến việc chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm 2020-2021 từ lớp 1, chia sẻ với báo chí, ông Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện toàn ngành có gần 400.000 giáo viên tiểu học và tỷ lệ bình quân giáo viên trên lớp là 1,4.
Theo quy định của Thông tư 16 thì với những trường dạy học 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên/lớp.
Hiện, Bộ đã hoàn thành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020-2021 với nhiều chỉ đạo chuyên môn, trong đó có một điều kiện để thực hiện chương trình là tỷ lệ phòng học phải là 1 phòng/1 lớp phải đảm bảo bố trí 1,5 giáo viên/lớp.
“Do đó, đối với những địa phương hiện nay chưa bố trí đủ giáo viên theo định mức 1,5 giáo viên/ lớp thì tiến hành triển khai các đề án, kế hoạch tuyển dụng. Nhưng khi tuyển dụng cần lưu ý phải cơ cấu đủ số giáo viên cho các môn học. Trong đó có những môn mà trước đây đang là tự chọn thì tới đây là bắt buộc thì cần phải chú ý (như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật),…”, ông Tài nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Tài cũng lưu ý, dựa trên định mức giờ dạy phải xây dựng đề án vị trí việc làm để tuyển đủ giáo viên.
Hàng năm các trường sư phạm đều tổ chức các lớp Liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới cho giáo viên.
Theo Luật Giáo dục sửa đổi mới thì chuẩn giáo viên tiểu học sắp tới sẽ áp dụng phải là trình độ đại học. Hiện, theo thống kê đánh giá trên 60% số giáo viên hiện nay có trình độ đào tạo đại học trở lên, đa số có thời gian công tác từ 5 năm trở lên.
Xấp xỉ 35% số giáo viên còn lại chưa đạt chuẩn thì phải tăng cường tạo cơ hội để họ được học tập, bồi dưỡng.
Trong số giáo viên chưa đạt chuẩn này, có một số thầy cô trình độ trung cấp hoặc cao đẳng một vài năm tới sẽ nghỉ hưu.
“Chúng ta cần trân trọng sự cống hiến của đội ngũ giáo viên đó và phải có giải pháp riêng để họ tự tin với kinh nghiệm, năng lực của mình và tiếp tục cống hiến trong những năm cuối, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới”, ông Tài nói.
Thùy Linh
Thiết nghĩ những giáo viên trẻ cũng phải tự chủ động trong việc tự bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với công cuộc đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học.